Mạch Điều Khiển Động Cơ DC L298N tích hợp mạch cầu H

 

Mạch Điều Khiển Động Cơ DC L298N tích hợp mạch cầu H

Mạch điều khiển động cơ DC L298 có khả năng điều khiển 2 động cơ DC, dòng tối đa 2A mỗi động cơ, mạch tích hợp diod bảo vệ và IC nguồn 7805 giúp cấp nguồn 5VDC cho các module khác (chỉ sử dụng 5V này nếu nguồn cấp <12VDC).

Mạch điều khiển động cơ DC L298 dễ sử dụng, chi phí thấp, dễ lắp đặt, là sự lựa chọn tối ưu trong tầm giá.

Thông số kỹ thuật:

  • Driver: L298N tích hợp hai mạch cầu H.
  • Điện áp điều khiển: +5 V ~ +12 V
  • Dòng tối đa cho mỗi cầu H là: 2A (=>2A cho mỗi motor)
  • Điện áp của tín hiệu điều khiển: +5 V ~ +7 V
  • Dòng của tín hiệu điều khiển: 0 ~ 36mA (Arduino có thể chơi đến 40mA nên khỏe re nhé các bạn)
  • Công suất hao phí: 20W (khi nhiệt độ T = 75 ℃)
  • Nhiệt độ bảo quản: -25 ℃ ~ +130 ℃

Mạch L298 gồm các chân:

  • 12V power, 5V power. Đây là 2 chân cấp nguồn trực tiếp đến động cơ.
    • Bạn có thể cấp nguồn 9-12V ở 12V.
    • Bên cạnh đó có jumper 5V, nếu bạn để như hình ở trên thì sẽ có nguồn 5V ra ở cổng 5V power, ngược lại thì không. Bạn để như hình thì ta chỉ cần cấp nguồn 12V vô ở 12V power là có 5V ở 5V power, từ đó cấp cho Arduino
  • Power GND chân này là GND của nguồn cấp cho Động cơ.
    • Nếu chơi Arduino thì nhớ nối với GND của Arduino
  • 2 Jump A enable và B enable, để như hình, đừng rút ra bạn nhé!
  • Gồm có 4 chân Input. IN1, IN2, IN3, IN4. Chức năng các chân này tôi sẽ giải thích ở bước sau.
  • Output A: nối với động cơ A. bạn chú ý chân +, -. Nếu bạn nối ngược thì động cơ sẽ chạy ngược. Và chú ý nếu bạn nối động cơ bước, bạn phải đấu nối các pha cho phù hợp.

Mạch Điều Khiển Động Cơ DC L298N dùng Arduino

    • Nếu bạn điều khiển 2 Động cơ của robot, bạn cần chú ý bài đấu nối Cực +,- của động cơ tương ứng với chân +,- của OUTPUT X.
    • Tiếp bạn cấp nguồn cho Module L298 như phần giải thích ở trên. Chú ý chọn Jump cho đúng.
    • Nếu bạn dùng 5V và động cơ dưới 1A bạn có thể dùng chân 5V của Arduino, nếu không nguồn cấp cho động cơ ở L298 phải là nguồn riêng để không làm hỏng Arduino của bạn.
    • Các chân số D7, D6, D5 và D4 của Arduino sẽ nối tương ứng với  IN1, IN2, IN3 và IN4 của L298.
    • Chiều quay của động cơ được điều khiển bằng cách xuất các đầu ra HIGH hoặc LOW tại các chân INx.
      • Ví dụ với Động Cơ A: Logic HIGH ở IN1 và IN2 Logic LOW sẽ làm động cơ quay 1 hướng nếu đặt Logic ngược lại sẽ làm động cơ quay theo hướng khác.
      • Bạn cần phải nhớ, đây là làm động cơ chỉ quay hết công suất mà thôi. Nếu muốn thay đổi tốc độ của nó, bạn cần phải băm xung PWM bằng các chân có hỗ trợ PWM trên Arduino (những chân có dấu ~).
      • Để hiêu rõ, bây giờ mình sẽ giúp các bạn tưởng tượng nhé:
        • Tưởng tượng, chân IN1 là chân OutA.1, chân IN2 là chân OutA.2.
        • Bạn cấp cực dương vào IN1, cực âm vào IN2 => motor quay một chiều (chiều 1).
        • Bạn cấp cực âm vào IN1, cực dương vào IN2 => motor quay chiều còn lại (chiều 2)!
        • Cực dương ở đây là điện thế 5V, cực âm ở đây là điện thế 0V. Hiện điện thế được tính là điện thế ở IN1 trừ hiệu điện thế IN2.
        • Giả sử, hiệu điện thế 5V sẽ là mạnh nhất trong việc điều khiển động cơ. Như vậy, chỉ cần hạ hiệu điện thế xuống là động cơ sẽ bị yếu đi.
        • Và nếu hiệu điện thế < 0 => động cơ sẽ đảo chiều

    Ngoài ra mạch này có thể được điều khiển bằng Vi điều khiển hoặc PLC…


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cáp Chuyển đổi USB to RS232 cổng Com 9 chân HL-340 chính hãng

linh kiện điện tử RITECH hà nội uy tín

FS150R12KE3 IGBT infineon 150A 1200V tháo máy chính hãng